Trung tâm Y tế Yên Thế tập huấn Chẩn đoán và điều trị bệnh Bạch hầu

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Trước tình hình diễn biến của Bệnh Bạch hầu tại Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Để kịp thời cập nhật kiến thức chuyên môn cho cán bộ y tế tham gia khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh Bạch hầu. Chiều ngày 11/07/2024, tại hội trường nhà A, Trung tâm Y tế huyện tổ chức buổi Tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Bạch hầu cho 52 đại biểu là Nhân viên y tế các khoa/ phòng thuộc Trung tâm.

Đ/c Tăng Ngọc Chân phát biểu tại lớp Tập huấn.

Đồng chí Tăng Ngọc Chân- Phó Giám đốc TTYT dự và Phát biểu khai mạc tại lớp tập huấn đã khái quát về tình hình diễn biến bệnh Bạch hầu hiện nay, sự cần thiết của lớp tập huấn chẩn đoán và điều trị bệnh Bạch hầu đối với đơn vị. Báo cáo viên lớp tập huấn do Bác sĩ  Nguyễn Thị Huyền, Trưởng khoa Truyền nhiễm Trung tâm Y tế huyện đảm nhiệm.     

Các đại biểu tại lớp tập huấn

Tại lớp tập huấn các đại biểu đã được nghe Bác sĩ Nguyễn Thị Huyền, trình bầy các nội dung cập nhật hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Bạch hầu theo Quyết định số 2957/QĐ-BYT ngày 10/7/2020 của Bộ Y tế, về các biểu hiện lâm sàng của bệnh, chẩn đoán và điều trị ca bệnh cụ thể; tiêu chuẩn xuất viện và theo dõi điều trị tiếp theo. Ngoài ra đồng chí báo cáo viên còn nhấn mạnh các biện pháp phòng bệnh Bạch hầu để nhân viên y tế nắm rõ và áp dụng phòng bệnh hiệu quả như:

1.Tất cả người bệnh nghi bạch hầu phải được vào viện để cách ly cho đến khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn hai lần âm tính. Mỗi mẫu bệnh phẩm được lấy cách nhau 24 giờ và không quá 24 giờ sau khi điều trị kháng sinh. Nếu không có điều kiện làm xét nghiệm thì phải cách ly bệnh nhân sau 14 ngày điều trị kháng sinh.

2.Rửa tay đúng quy cách bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

3.Nhà ở của người bệnh, dụng cụ trong phòng, đồ dùng, quần áo của người bệnh phải tẩy uế và sát khuẩn.

4.Phòng bệnh bằng vắc-xin bạch hầu: trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, dùng vắc-xin đa giá: bạch hầu - ho gà - uốn ván cho trẻ. Bắt đầu tiêm từ 2-3 tháng tuổi, tiêm 2 lần, mỗi lần 1ml cách nhau 1 tháng. Một năm sau nhắc lại mỗi một năm 1 lần cho đến 5 tuổi.

5.Với người tiếp xúc: Xét nghiệm vi khuẩn và theo dõi trong vòng 7 ngày. Điều trị kháng sinh dự phòng để đảm bảo an toàn.

Những kiến thức được cập nhật tại lớp tập huấn giúp nhân viên Y tế của đơn vị đảm bảo chuyên môn chẩn đoán và điều trị ca bệnh Bạch hầu, có thể ứng phó với tình hình dịch bệnh có thể xẩy ra./.

 

Vân Anh

 

 

User Online:19667

Total visited: 29348282