Thư mời báo giá dịch vụ tư vấn thẩm định E-HSMT và thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu
Mời báo giá dịch vụ tư vấn lập E-HSMT và đánh giá E-HSDT
Dấu hiệu cảnh báo và cách phát hiện sớm ung thư vú
Ung thư vú là bệnh lý u vú ác tính khi các tế bào ác tính hình thành từ trong mô tuyến vú. Các tế bào ung thư sau đó có thể phát triển lan rộng ra toàn bộ vú và di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể. Đây là loại ung thư thường gặp nhất ở nữ giới. Ung thư vú có thời kỳ "tiền lâm sàng" kéo dài tới 8-10 năm để từ một tế bào ung thư đầu tiên trở thành một khối u có đường kính 1cm (tương đương 1 tỉ tế bào). Do đó việc nhận biết sớm các triệu chứng và tự trang bị các kỹ năng "khám sàng lọc" vô cùng quan trọng.
Các dấu hiệu cảnh báo sớm của ung thư vú
Triệu chứng, dấu hiệu của ung thư vú rất đa dạng, thường không có biểu hiện đau nên phải dựa theo những dấu hiệu bất thường điển hình khác để phát hiện.
- Có khối u: 80-90% bệnh nhân ung thư vú có khối u và có thể sờ nắn được bằng tay khi kích thước từ 1cm trở lên.
- Tiết dịch núm vú: Khoảng 5% bệnh nhân ung thư vú có tiết dịch núm vú, nhất là khi có lẫn máu hoặc dịch hồng.
- Núm vú bị thụt vào trong: Núm vú bị tụt sâu, cứng, dùng tay kéo cũng không được.
- Nhăn bề mặt vú: Đây là triệu chứng gặp ở một số ít bệnh nhân. Khi ngực xuất hiện khối u sẽ phá vỡ cấu trúc da và tạo nên những nếp nhăn ở bên ngoài bề mặt vú.Để kiểm tra xem, chỉ cần đứng trước gương, giơ cánh tay lên (bởi những nếp nhăn này không xuất hiện khi đưa tay xuống). Nếu thấy xuất hiện những nếp nhăn ở bất kỳ vị trí nào trên bề mặt vú thì cần phải đến gặp bác sĩ ung bướu càng sớm càng tốt.
- Viêm da vùng quanh vú: Da đỏ, phù dưới dạng da cam. Ngoài ra có thể bong da vảy nến, da sần sùi kèm nổi mẩn ngứa ở ngực.
- Hạch ở nách: Nếu có một khối u hoặc vết sưng đau dưới cánh tay kéo dài trong một tuần không rõ nguyên nhân, đó có thể là dấu hiệu ban đầu của ung thư vú.
Để phát hiện hạch có thể vuốt từ bầu ngực lên trên theo đường hõm nách, nếu có sẽ thấy hạch nổi lên ở hõm nách.
Trường hợp ở giai đoạn muộn, khối u to xâm lấn da gây vỡ, chảy dịch, máu ra ngoải. Một số trường hợp di căn vào xương (gây đau xương vùng di căn), di căn phổi (ho ra máu, tức ngực)...
Các biểu hiện nghi ngờ ung thư vú
Tự phát hiện sớm ung thư vú
Đây có thể được coi là một việc quan trọng nhất cho tất cả phụ nữ đã bước vào tuổi trưởng thành.
Các chuyên gia khuyến cáo, từ tuổi 20, phụ nữ nên tự kiểm tra vú mỗi tháng 1 lần, ngay sau khi hết chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra từ 40 trở lên, nên chụp X- quang tuyến vú mỗi năm 1-2 lần.
- Bước 1: Để tư thế xuôi 2 tay, quan sát các dấu hiệu dễ nhìn thấy như trên đã liệt kê.
- Bước 2: Đứng thẳng giơ 2 tay lên đầu, hơi đổ người về phía trước và quan sát sự bất thường của ngực như ở bước 1.
- Bước 3: Đưa 1 tay lên đầu, dùng 3 ngón tay trỏ, giữa, áp út của tay còn lại để xoa nắn vú, bắt đầu từ trong quầng vú, vừa ấn nhẹ vừa di chuyển "bước theo nhau" lần ra ngoài theo đường xoắn ốc hoặc thẳng hàng từ trên xuống dưới.Nếu có vùng bất thường ở 1 bên, nên đối chiếu với bên còn lại xem có giống nhau không.Tiếp tục đưa tay di chuyển, ấn nhẹ lên vùng hõm nách xem có hạch hoặc bất thường gì không.Sau đó nắn nhẹ núm vú xem có chảy dịch bất thường không.
- Bước 4: Tự kiểm tra tương tự như bước 2 ở tư thế nằm có đệm gối hoặc khăn dưới vai.Khi phát hiện có những bất thường cần đến ngay các cơ sở y tế khám để xác định chính xác nhất.
Một số biện pháp phòng bệnh ung thư vú:
Để phòng ngừa ung thư vú, lối sống lành mạnh có vai trò rất quan trọng; hãy bỏ hoặc hạn chế những thói quen uống bia rượu, hút thuốc lá và những thói quen có hại khác.
Thường xuyên theo dõi, quan sát sự thay đổi của vú.
Tham gia thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ để được được tầm soát bệnh.
Xây dựng và duy trì thói quen luyện tập thể dục, ít nhất 30 phút trong ngày. Một số bài tập nhẹ như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội,...
Giữ trọng lượng cơ thể ở mức cho phép, không nên quá gầy hoặc quá thừa cân.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Lựa chọn thực phẩm sạch, không nên sử dụng thức uống có chứa cồn thường xuyên, xây dựng bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cân đối các thành phần; không ăn các thực phẩm chứa nguy cơ gây ung thư như: các món nướng ở nhiệt độ cao bị cháy khét, thực phẩm sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần…/.
BS. Vương Thái
Thông báo danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tháng 8 năm 2024
Thông báo danh sách người thực hành Khám bệnh, chữa bệnh
Thư mời báo giá vật tư, sinh phẩm y tế
Thư mời báo giá hóa chất xét nghiệm của máy sinh hóa lần 2
Báo cáo kết quả tự kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện Trung tâm Y tế huyện Yên Thế 6 tháng đầu năm 2024
Cán bộ, đảng viên cần nắm một số nội dung cơ bản Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị
Bộ Chính trị vừa ban hành Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14/6/2024 về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên cần nắm rõ một số nội dung cơ bản để tổ chức thực hiện tốt. Chỉ thị số 35-CT/TW được phổ biến tới chi bộ.
*Về nội dung đại hội đảng bộ các cấp: Thực hiện 4 nội dung về: (1)Tổng kết thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 và xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của nhiệm kỳ 2025 - 2030. (2)Thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội XIV của Đảng và văn kiện đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp. (3) Bầu ban chấp hành đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030. (4)Bầu đoàn đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
*Công tác chuẩn bị văn kiện: Dự thảo văn kiện trình đại hội gồm 2 báo cáo chủ yếu là: (1)Báo cáo chính trị của đảng bộ là báo cáo trung tâm, phải đánh giá toàn diện, khách quan, trung thực tình hình, kết quả đạt được, ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; đồng thời, tiếp thu những quan điểm chỉ đạo, chủ trương, định hướng lớn trong các dự thảo văn kiện Đại hội XIV của Đảng, của cấp trên, dự báo được tình hình, đề ra phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp có tính khả thi cho nhiệm kỳ 2025 - 2030, chú ý các nhiệm vụ, giải pháp đột phá với tầm nhìn dài hạn. (2) Báo cáo kiểm điểm của cấp uỷ phải có tính chiến đấu, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình; đánh giá đúng, khách quan, toàn diện, trung thực về kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện trong nhiệm kỳ 2020 - 2025; kết quả thực hiện các nghị quyết, kết luận Hội nghị Trung ương 4 khoá XI, XII, XIII gắn với việc học tập và làm theo Bác; Quy định những điều đảng viên không được làm; Quy định nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu; chỉ rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan của những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân; đồng thời, phải đề ra kế hoạch, lộ trình, biện pháp hiệu quả nhằm sửa chữa, khắc phục trong nhiệm kỳ 2025 - 2030.
*Việc xây dựng, đóng góp ý kiến vào văn kiện: phải phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, dành thời gian hợp lý để tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc; có hình thức phù hợp, thiết thực để lấy ý kiến các đồng chí cán bộ lão thành, cán bộ nguyên lãnh đạo, giới trí thức, nhà khoa học, chuyên gia và ý kiến tham gia, góp ý, hiến kế của cán bộ, đảng viên, Nhân dân. Có kế hoạch tuyên truyền về dự thảo báo cáo chính trị trên các phương tiện thông tin đại chúng để Nhân dân tham gia đóng góp ý kiến. Các cấp uỷ chuẩn bị dự thảo nghị quyết đại hội để đại hội thảo luận, quyết định. Đại hội các cấp phải dành thời gian thoả đáng, phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, đề cao trách nhiệm của đại biểu; trong thảo luận cần hết sức cầu thị, lắng nghe, tôn trọng ý kiến lẫn nhau, tạo sự đoàn kết, thống nhất cao, nhất là đối với những vấn đề mới, vấn đề khó.
*Thời điểm tính độ tuổi: Thời điểm tính độ tuổi tham gia cấp uỷ, là thời điểm bắt đầu tổ chức đại hội đảng bộ ở mỗi cấp: cấp cơ sở tháng 4/2025; cấp huyện và tương đương tháng 6/2025; cấp trực thuộc Trung ương tháng 9/2025.Thời điểm tính độ tuổi tham gia chức danh lãnh đạo hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân, đoàn đại biểu Quốc hội tháng 5/2026.Thời điểm tính độ tuổi tham gia chức danh lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là thời điểm đại hội ở các cấp của mỗi tổ chức.
*Độ tuổi tham gia cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội: Những đồng chí lần đầu tham gia cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phải còn thời gian công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ trở lên tại thời điểm bắt đầu tổ chức đại hội đảng bộ ở mỗi cấp, thời điểm bầu cử hoặc đại hội của mỗi tổ chức theo quy định nêu trên. Những đồng chí được giới thiệu tái cử cấp uỷ phải còn thời gian công tác ít nhất từ 1/2 nhiệm kỳ (30 tháng) trở lên tại thời điểm bắt đầu tổ chức đại hội đảng bộ ở mỗi cấp. Cán bộ tái cử cấp ủy thì được tái cử các chức danh lãnh đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội nhưng phải còn thời gian công tác ít nhất 18 tháng trở lên (thời điểm tính tuổi là thời điểm bắt đầu tổ chức đại hội đảng bộ ở mỗi cấp, thời điểm bầu cử hoặc đại hội của mỗi tổ chức theo quy định).
*Những đồng chí lần đầu tham gia cấp uỷ: Đối với cấp tỉnh: Nam sinh từ tháng 9/1968, nữ sinh từ tháng 5/1972 trở lại đây (trường hợp cán bộ nữ được nghỉ hưu ở độ tuổi 60 theo quy định của pháp luật, thì sinh từ tháng 9/1970 trở lại đây). Đối với cấp huyện: Nam sinh từ tháng 6/1968, nữ sinh từ tháng 02/1972 trở lại đây (trường hợp cản bộ nữ được nghỉ hưu ở độ tuổi 60 theo quy định của pháp luật, thì sinh từ tháng 6/1970 trở lại đây). Đối với cấp xã: Cán bộ, công chức cấp xã (quy định tại Nghị định sổ 33/2023/NĐ-CP, ngày 10/6/2023 của Chỉnh phủ): Nam sinh từ tháng 4/1968, nữ sinh từ tháng 01/1972 trở lại đây; Trưởng công an cấp xã: Còn thời gian công tác ít nhất 5 năm (60 tháng) theo quy định về độ tuổi nghỉ hưu nêu tại Luật Công an nhân dân (sửa đổi, bổ sung năm 2023).
*Những đồng chí được giới thiệu tái cử cấp uỷ: Đối với cấp tỉnh: Nam sinh từ tháng 4/1966, nữ sinh từ tháng 9/1970 trở lại đây (trường hợp cán bộ nữ được nghỉ hưu ở độ tuổi 60 theo quy định của pháp luật, thì sinh từ tháng 3/1968 trở lại đây). Đối với cấp huyện: Nam sinh từ tháng 3/1966, nữ sinh từ tháng 8/1970 trở lại đây (trường hợp cán bộ nữ được nghỉ hưu ở độ tuổi 60 theo quy định của pháp luật, thì sinh từ tháng 12/1967 trở lại đây). Đối với cấp xã: Cán bộ, công chức cấp xã: Nam sinh từ tháng 01/1966, nữ sinh từ tháng 6/1970 trở lại đây; Trưởng công an cấp xã: Còn thời gian công tác ít nhất 30 tháng theo quy định về độ tuổi nghỉ hưu nêu tại Luật Công an nhân dân (sửa đổi, bổ sung năm 2023).
*Cơ bản thực hiện bố trí bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch hội đồng nhân dân ở các cấp. Thực hiện bố trí bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch uỷ ban nhân dân ở cấp huyện, cấp xã đối với những nơi có đủ điều kiện (địa phương có quy mô hợp lý; nhân sự có phẩm chất, năng lực, uy tín, có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ được giao; được ban thường vụ cấp uỷ cấp tỉnh đồng ý). Cơ bản thực hiện chủ trương bố trí bí thư cấp uỷ cấp tỉnh không là người địa phương gắn với việc sử dụng, bố trí hài hoà nguồn cán bộ tại chỗ trong quy hoạch; hoàn thành 100% ở cấp huyện bí thư cấp ủy không phải là người địa phương; khuyến khích thực hiện ở cấp xã và các chức danh khác. Phân công, bố trí công tác mới hoặc giới thiệu ứng cử ở địa phương, cơ quan, đơn vị khác đối với các đồng chí bí thư cấp uỷ cấp huyện và tương đương trở lên đã giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp (từ 8 năm trở lên) tại một địa phương, cơ quan, đơn vị. Phấn đấu đạt tỉ lệ cấp uỷ viên nữ từ 15% trở lên và có cán bộ nữ trong ban thường vụ; phấn đấu tỉ lệ cán bộ trẻ (dưới 42 tuổi đổi với cấp tỉnh, cấp huyện; dưới 40 tuổi đối với cấp xã) từ 10% trở lên (tính cho cả nhiệm kỳ); tỉ lệ cấp uỷ viên là người dân tộc thiểu số bảo đảm phù hợp với đặc điểm, cơ cấu dân tộc và điều kiện cụ thể của từng địa phương, cơ quan, đơn vị. cấp uỷ và người đứng đầu các cấp có thẩm quyền phải có trách nhiệm, chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, đề bạt, bố trí cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số vào các chức danh có cơ cấu tham gia cấp uỷ khoá mới theo quy định. Phấn đấu đổi mới không dưới 1/3 tổng số cấp uỷ viên trong mỗi nhiệm kỳ. Thực hiện cơ cấu ba độ tuổi trong cấp uỷ các cấp và phấn đấu thực hiện trong ban thường vụ, thường trực cấp uỷ. Vào đầu nhiệm kỳ, những nơi nào chưa bầu đủ số lượng, tỉ lệ, cơ cấu cấp uỷ theo Chỉ thị, thì trong nhiệm kỳ phải chủ động chuẩn bị nhân sự để kiện toàn, bổ sung theo quy định.
*Cán bộ được giới thiệu để bầu tham gia cấp ủy, các chức danh lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội (chức vụ cao hơn), nhìn chung phải có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ tương đương ít nhất là 2 năm (24 tháng); trường hợp đặc biệt có thời gian giữ chức vụ ít nhất là 1 năm (12 tháng), do cấp ủy có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ xem xét, quyết định.
*Số lượng cấp uỷ viên cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện như nhiệm kỳ 2015 -2020.
*Số lượng, cơ cấu ban thường vụ, phó bí thư cấp uỷ cấp tỉnh và tương đương nhiệm kỳ 2025 – 2030: Ban Thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy không quá 15 đồng chí (không tính Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hoá, Nghệ An). Số lượng chức danh phó bí thư Tỉnh ủy do Trung ương quy định cụ thể tùy từng địa phương.
* Số lượng Ủy viên Ban Thường vụ, phó bí thư cấp ủy cấp huyện và tương đương nhiệm kỳ 2025-2030: Số lượng uỷ viên ban thường vụ từ 11 đến 13 đồng chí. Đối với huyện đảo thì không quá 9 đồng chí. Số lượng phó bí thư 2 đồng chí.
* Đối với đảng bộ xã, phường, thị trấn: Số lượng cấp uỷ viên không quá 15 đồng chí; ban thường vụ không quá 5 đồng chí; phó bí thư từ 1 đến 2 đồng chí.
* Đối với những đảng bộ cấp xã, cấp huyện thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập theo chủ trương cấp trên, thì số lượng cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, phó bí thư, ủy ban kiểm tra cấp ủy tại thời điểm hợp nhất, sáp nhập có thể nhiều hơn số lượng nêu tại Chỉ thị nhưng tối đa không quá tổng số lượng hiện có của các đảng bộ trước khi hợp nhất (không bao gồm các đồng chí đến tuổi nghỉ hưu, nghỉ công tác hoặc chuyển công tác khác) và chậm nhất sau 5 năm kể từ ngày thành lập đảng bộ mới, thì số lượng phải thực hiện theo quy định nêu tại Chỉ thị./.
Chi bộ Hành chính - Dược tổ chức Lễ kết nạp đảng viên mới
Thực hiện Quyết định số 2535-QĐ/HU ngày 24/7/2024 của Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Thế về việc kết nạp đảng viên. Được sự nhất trí của Đảng uỷ Trung tâm Y tế, ngày 08 tháng 8 năm 2024 Chi bộ Hành chính - Dược thuộc Đảng bộ Trung tâm Y tế đã tổ chức Lễ kết nạp đảng viên đối với quần chúng ưu tú Nguyễn Thị Thu - Viên chức khoa Dược - Vật tư, thiết bị y tế. Lễ kết nạp được diễn ra trong không khí trang nghiêm, đúng trình tự, thủ tục của Điều lệ Đảng.
Tại buổi lễ, đồng chí Trần Ngọc Đại - Bí thư chi bộ đã công bố và trao quyết định kết nạp đảng viên cho đồng chí Nguyễn Thị Thu. Đồng chí dặn dò đồng chí Đảng viên mới cần phải luôn rèn luyện tu dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị và năng lực công tác để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, xứng đáng là một người đảng viên.
Đồng chí Trần Ngọc Đại - Bí thư chi bộ Hành chính – Dược
trao Quyết định kết nạp cho đảng viên mới
Đảng viên mới đã tuyên thệ tuyệt đối trung thành với lý tưởng và mục tiêu cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nhiệm vụ người đảng viên, tiếp tục phấn đấu, nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực hơn nữa để trở thành đảng viên chính thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Đảng viên mới Nguyễn Thị Thu tuyên thệ
Đồng chí Trần Ngọc Đại, Bí thư chi bộ phát biểu chúc mừng Đảng viên mới sau một thời gian được bồi dưỡng, phấn đấu không ngừng đã được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam, mong muốn đồng chí Đảng viên mới tiếp tục phấn đấu, rèn luyện về phẩn chất đạo đức, tác phong và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; Đặc biệt phải thực hiện tốt nhiệm vụ của người Đảng viên trong thời gian dự bị theo quy định của điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam và phân công đồng chí đảng viên đã giới thiệu đảng viên mới vào đảng, tiếp tục giúp đỡ đồng chí Nguyễn Thị Thu trong thời gian dự bị.
Đồng chí Trần Ngọc Đại - Bí thư chi bộ Hành chính - Dược
phát biểu giao nhiệm vụ cho đảng viên mới
Đồng chí Nguyễn Thị Thu là đảng viên mới thứ 5 được kết nạp trong năm 2024, Đảng bộ đã đạt 166,7% chỉ tiêu kết nạp đảng viên được Huyện ủy giao năm 2024.
Buổi lễ kết nạp đảng viên đã diễn ra thành công tốt đẹp, là động lực cho quần chúng trong toàn Đảng bộ tiếp tục phấn đấu noi theo và cũng là một trong những nhiệm vụ thường xuyên và có ý nghĩa rất quan trọng nhằm bổ sung cho Đảng bộ Trung tâm Y tế huyện Yên Thế lực lượng đảng viên trẻ, có trình độ, nhiệt huyết và năng lực./.
Phùng Hương
Thư mời báo gái dịch vụ tư vấn lập E-HSMT và đánh giá E-HSDT
Thư mời báo gái dịch vụ tư vấn thẩm định E-HSMT và thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu
Thư mời báo giá dịch vụ tư vấn thẩm định E-HSMT và thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu: Mua vật tư, hóa chất máy chạy thận nhân tạo
Thư mời báo gái dịch vụ tư vấn thẩm định E-HSMT và thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu: mua vật tư, hóa chất xét nghiệm của máy sinh hóa
Thư mời báo giá dịch vụ tư vấn thẩm định E-HSMT và thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu thuộc dự toán mua sắm: Vật tư, sinh phẩm y tế cho Dự án 7
Thư mời báo giá dịch vụ tư vấn lập E-HSMT và đánh giá E-HSDT gói thầu: Mua vật tư, hóa chất máy chạy thận nhân tạo
Thư mời báo giá dịch vụ tư vấn lập E-HSMT và đánh giá E-HSDT gói thầu Mua vật tư, hóa chất xét nghiệm của máy sinh hóa
Thư mời báo giá dịch vụ tư vấn lập E-HSMT và đánh gái E-HSDT
Thư mời báo giá vi chất dinh dưỡng, sản phẩm dinh dưỡng
Tuần lễ thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ: “Thu hẹp khoảng cách - Hỗ trợ Nuôi con bằng sữa mẹ cho tất cả các bà mẹ - Kết nối vòng tay yêu thương.
Bú mẹ là cách tốt nhất và an toàn nhất để nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã khuyến cáo tất cả các bà mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Dù ý thức được tầm quan trọng của sữa mẹ nhưng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu hiện nay khá thấp ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, tỷ lệ này được ước tính là 22,7% năm 2015 và 45,4% năm 2020 theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng. Đây là con số đáng lo ngại và chính điều này trở thành nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng to lớn tới mầm non tương lai của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) từ ngày 01/8 đến 07/8 hàng năm, được các quốc gia trên toàn thế giới tổ chức nhằm khuyến khích và tăng cường việc NCBSM. Tuần lễ Thế giới NCBSM năm 2024 với chủ đề “Thu hẹp khoảng cách - Hỗ trợ Nuôi con bằng sữa mẹ cho tất cả các bà mẹ - Kết nối vòng tay yêu thương” sẽ tập trung đẩy mạnh hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ cho tất cả các bà mẹ để giảm bất bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em.
Sữa mẹ có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ
Theo WHO, sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Cùng với đó, sữa mẹ chứa nhiều chất kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho trẻ, chống các bệnh nhiễm khuẩn. Ngoài ra, việc cho con bú mẹ thường xuyên còn giúp cải thiện tâm lý cho bà mẹ và trẻ, giúp người mẹ phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ béo phì và bệnh mạn tính cho trẻ sau này.
Sữa mẹ được tạo ra trong những tháng cuối của thời kỳ mang thai và được tiết ra sớm ngay sau khi sinh. Do vậy cần cho con bú sớm trong vòng 30 phút đến 1 giờ đầu sau khi sinh, điều này sẽ giúp cho trẻ khỏe mạnh.
NCBSM là việc cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu đời. Trong thời gian đó, mẹ không cần bổ sung thêm bất kỳ loại thực phẩm nào khác, kể cả việc uống nước. Từ 6 tháng tuổi trở đi, vẫn tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ kết hợp với việc ăn dặm đầy đủ các nhóm thực phẩm để tăng cường dinh dưỡng. Tùy thuộc vào nhu cầu thực tế, tình trạng sức khỏe của trẻ mà mẹ có thể tiếp tục cho bú tới 24 tháng tuổi rồi tiến hành cai sữa.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu phát triển của trẻ và sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu không chỉ có lợi cho trẻ, mà còn có lợi cho bà mẹ trên nhiều phương diện:
Đối với trẻ: Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ là mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất bao gồm:
- Cung cấp dinh dưỡng: Sữa mẹ cung cấp gần như đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ như: Vitamin, khoáng chất, đạm, protein và chất béo… Bên cạnh đó, sữa mẹ chứa nhiều đạm dễ tiêu hóa giúp trẻ hấp thụ dinh dưỡng tối đa, nhất là trong giai đoạn sơ sinh khi hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện.
- Cung cấp kháng thể tự nhiên vô giá: Sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ để chống lại sự tấn công của vi rút và vi khuẩn. Đặc biệt sữa mẹ là một thực phẩm hoàn toàn sạch, bé lại uống trực tiếp nên rất đảm bảo vệ sinh, an toàn.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh: Nghiên cứu đã cho thấy, trẻ bú sữa mẹ giúp giảm nguy cơ dị ứng, sâu răng, giúp phát triển xương hàm, răng, giọng nói, khuôn mặt tốt hơn. Đặc biệt, sữa mẹ giàu dinh dưỡng nhưng việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ lại không khiến bé tăng cân quá mức gây thừa cân, béo phì, đặc biệt là trong hai năm đầu đời. Đồng thời, trẻ bú sữa mẹ cũng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như: Viêm tai giữa, bệnh về đường hô hấp, cảm lạnh, nhiễm tụ cầu, rối loạn đường ruột, tiểu đường, huyết áp.
- Giúp trẻ thông minh hơn: Nghiên cứu chỉ ra rằng, nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ có chỉ số IQ cao hơn trong thời thơ ấu do sữa mẹ rất giàu HMO – thành phần giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột, giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp tăng cường sự liên kết thần kinh, làm cho não hoạt động tốt hơn, từ đó trẻ thông minh hơn. Ngoài ra, sữa mẹ còn giàu DHA, thành phần quan trọng nhất cho sự phát triển trí não của trẻ.
- Giúp trẻ gần gũi với mẹ hơn: Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ tạo ra sự gần gũi về thể chất khi mẹ vừa tiếp xúc da thịt vừa giao tiếp bằng mắt với con. Điều này giúp tạo ra sự gắn kết giữa mẹ và bé.
Nuôi con bằng sữa mẹ vừa lợi cho mẹ lại khoẻ cho con
Đối với mẹ
- Hỗ trợ giảm cân: Việc cho con bú sẽ đốt cháy nhiều calo hơn, từ đó giúp mẹ giảm cân nhanh hơn.
- Giúp tử cung co lại nhanh hơn: Thời kỳ mang thai, tử cung phải giãn ra để đáp ứng sự phát triển của thai nhi và dần co lại sau khi em bé ra đời. Khoa học đã chứng minh, khi cho con bú, lượng hormone oxytocin trong cơ thể người mẹ sẽ tăng cao, giúp co thắt tử cung, giảm chảy máu, để tử cung sớm trở lại kích thước như trước khi mang thai.
- Giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh: trầm cảm sau sinh có thể xuất hiện ngay sau khi sinh con. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ cho con bú có thể ít bị trầm cảm sau sinh hơn so với những không nuôi con bằng sữa mẹ hoặc cai sữa sớm.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tật: Việc cho con bú sớm sau khi sinh có thể giúp tuyến sữa của mẹ được thông suốt, hạn chế nguy cơ bị ung thư vú, viêm tắc vú,… phụ nữ cho con bú ít có nguy cơ mắc phải các bệnh như huyết áp cao, viêm khớp, mỡ máu cao, tim mạch và tiểu đường tuýp 2.
- Giảm nguy cơ loãng xương: Cơ thể mẹ tuy cần nhiều canxi cho việc tạo sữa nhưng người ta nhận thấy rằng khi cai sữa cho trẻ, mật độ xương sẽ trở về như trước khi mang thai, thậm chí còn cao hơn. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, các bà mẹ không cho con bú có nguy cơ gãy xương chậu sau mãn kinh cao hơn so với các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho trẻ, bú mẹ có lợi cho cả mẹ và con. Hưởng ứng Tuần lễ thế giới NCBSM,các bà mẹ hãy cho con bú sữa non, bú ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh, cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú mẹ đến 24 tháng để trẻ được phát triển toàn diện./.
- Mời báo giá dịch vụ tư vấn lập E-HSMT và đánh giá E-HSDT 28/08/2024
- Dấu hiệu cảnh báo và cách phát hiện sớm ung thư vú 23/08/2024
- Cán bộ, đảng viên cần nắm một số nội dung cơ bản Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14/6/2024 của Bộ Chính... 18/08/2024
- Thư mời báo gái dịch vụ tư vấn lập E-HSMT và đánh giá E-HSDT 13/08/2024
User Online:14949
Total visited: 29518635