Trung tâm Y tế triển khai phòng chống bệnh Mác-bớc (Margburg)

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Bệnh Mác-bớc (Margburg) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường được phát hiện ở các nước Châu Phi và Tây Sahara. Người mắc bệnh Mác-bớc sẽ phải cách ly nghiêm ngặt, hiện chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu, tỉ lệ tử vong cao. Bệnh có khả năng lây truyền cao qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết của người mắc. Đây là bệnh đặc biệt nguy hiểm, được phân loại thuộc nhóm A trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Để chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, kiểm soát dịch kịp thời, không để bùng phát dịch bệnh Mác - bớc, hạn chế tối đa số mắc và tử vong, Trung tâm Y tế huyện Yên Thế đã ban hành văn bản chỉ đạo các khoa/phòng, Trạm Y tế khẩn trương thực hiện các biện pháp tăng cường phòng chống bệnh Mác-bớc trên địa bàn huyện.

Description: D:\Thai\virus-marburg.jpg

Vật chủ trung gian truyền bênh Mác - bớc

Trung tâm Y tế đã giao khoa Khám bệnh - Liên chuyên khoa cùng các khoa lâm sàng chủ động phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ, nhất là các trường hợp đi về từ các quốc gia đang lưu hành dịch bệnh Mác-bớc (đi về từ Châu Phi trong vòng 21 ngày). Khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ cần báo cáo ngay về khoa Kiểm soát dịch bệnh - HIV/AIDS để triển khai kịp thời các biện pháp phòng chống dịch; tổ chức cách ly, điều trị kịp thời tránh tử vong.

Giao cho phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ, khoa Truyền nhiễm thường xuyên cập nhật

kiến thức, phổ biến kịp thời đến các nhân viên y tế về hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh Mác - bớc; chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh; tổ chức việc thu

dung, phân luồng, điều trị và phòng ngừa lây nhiễm bệnh Mác- bớc trong cơ sở

khám bệnh, chữa bệnh.

Giao cho các khoa, phòng chức năng khác chịu trách nhiệm đảm bảo sẵn sàng thuốc, vật tư y tế, trang thiết bị, phục vụ công tác phòng và điều trị bệnh Mác-bớc;

phối hợp cùng Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện để tăng cường hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về tình hình bệnh Mác-bớc, các triệu chứng nhận biết và các biện pháp phòng bệnh để người dân được biết; duy trì 24/24 giờ hoạt động đường dây nóng chung và đường dây nóng phòng chống dịch nói riêng để tiếp nhận thông tin và phối hợp cùng các khoa phòng, bộ phận liên quan để tư vấn, hỗ trợ người dân về bệnh Mác-bớc và các bệnh truyền nhiễm khác; thực hiện việc lấy mẫu bệnh phẩm theo hướng dẫn của TTKSBT tỉnh; hướng dẫn các trạm Y tế xã/thị trấn tăng cường phối hợp giám sát, theo dõi, cập nhật diễn biến dịch bệnh kịp thời, phát hiện các trường hợp nghi ngờ, nhất là trường hợp đi về từ các quốc gia, địa phương đang lưu hành dịch bệnh Mác-bớc (đi về từ Châu Phi trong vòng 21 ngày); theo dõi, đôn đốc việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh nói chung và phòng bệnh Mác-bớc nói riêng trên địa bàn; Phối hợp điều tra dịch tễ, hướng dẫn cách ly, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp bệnh nghi ngờ theo hướng dẫn của TTKSBT tỉnh Bắc Giang; quản lý ca bệnh và xử lý triệt để không để lây lan ra cộng đồng.

Giao cho Trạm Y tế xã/ thị trấn tham mưu với UBND các xã, thị trấn tăng cường truyền thông trong các cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp, cộng đồng để nâng cao nhận thức của người dân, người lao động về bệnh Mác-bớc; Thường xuyên cập nhật diễn biến tình hình dịch bệnh, hướng dẫn triển khai kịp thời các biện pháp phòng bệnh tại cộng đồng, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ, hướng dẫn người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, điều trị sớm nhất, tránh các biến chứng nặng, hạn chế lây lan, bùng phát dịch; Đẩy mạnh việc giám sát bệnh Mác-bớc tại địa phương, đặc biệt tại các doanh nghiệp có người nước ngoài; giám sát dựa vào sự kiện tại cộng đồng để phát hiện sớm, ngăn chặn dịch bệnh kịp thời. Đặc biệt lưu ý các trường hợp có tiền sử về từ vùng dịch, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp bệnh nghi ngờ; quản lý ca bệnh và xử lý triệt để không để bệnh lây lan ra cộng đồng.

Trung tâm Y tế cũng đề nghị các cơ sở y tế tư nhân chủ động phát hiện sớm các ca bệnh nghi ngờ, tránh lây nhiễm chéo, chuyển tuyến kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp biến chứng nặng và tử vong; Phối hợp thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT, khi phát hiện ca bệnh nghi ngờ báo cáo ngay về TTYT huyện để xử lý kịp thời.

 

                                                                                  BS. Vương Thị Thái

 

User Online:3499

Total visited: 27435320