Vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh sau mưa bão
Vào mùa mưa bão, tình trạng úng ngập thường xuyên xảy ra; môi trường bị ô nhiễm, các loại vi-rút, vi khuẩn phát triển mạnh. Đặc biệt nước từ các hố ga, nhà vệ sinh công cộng, khu vực chứa nước thải sinh hoạt, hóa chất, nước thải từ các Khu công nghiệp mang nhiều mầm bệnh… là nguyên nhân của một số bệnh da liễu nước ăn chân, mẩn ngứa, viêm da,… và các bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do vi khuẩn và một số bệnh như đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp... Để chủ động vệ sinh môi trường, phòng chống bệnh dịch sau mưa bão, Ngành Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện một số biện pháp sau:
Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu các gia đình làm vệ sinh nhà cửa và huy động cộng đồng làm vệ sinh môi truờng đến đó, vì nếu không làm kịp thời thì sẽ khó đẩy được phù sa ra khỏi nhà, sân và đường đi. Tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật. Sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để xử lý khi chôn cất. Cần khơi thông cống rãnh, lấp vũng nước đọng, chôn lấp xác súc vật chết và tẩy uế. Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, phơi khô quần áo, không treo mắc quần áo ẩm ướt vào một chỗ dễ làm nơi trú ẩn cho muỗi.
Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ
Làm vệ sinh và tu sửa nhà tiêu (nếu không hỏng nặng). Nếu nhà tiêu hỏng nặng, chọn nơi cao ráo xa nhà, xa giếng (20m) đào hố đi tạm rồi lấp đất, ngăn chặn côn trùng, súc vật tiếp xúc với phân, chờ một vài tuần sửa lại nhà tiêu.
Nạo vét, khơi thông cống rãnh nước thải để không bị tắc, không làm nhiễm bẩn đất và nguồn nước sinh hoạt.
Vệ sinh, tẩy uế chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm để phòng bệnh cho vật nuôi và phòng lây bệnh sang người.Phân gia súc, gia cầm cần được thu gom, trộn vôi bột, ủ ở nơi khô ráo.
Thu gom, chôn sâu xác động vật chết cách xa nguồn nước, xa khu dân cư. Tuyệt đối không vứt xuống các dòng sông, suối, bờ ao, bụi cây...
Thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt bằng các cách: chôn, đốt, ủ mục làm phân bón...
Bảo vệ nguồn nước từ giếng khơi, giếng khoan, bể chứa nước mưa... Kiểm tra, thau rửa các dụng cụ dự trữ nước sạch.
Khi có mưa lớn, hoặc lụt úng, cần giữ vệ sinh nơi ăn, chốn ở, sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (nếu có), hoặc dùng hoá chất để làm sạch nước.
Thu gom và xử lý chất thải của người và gia súc, gia cầm. Không vứt rác, không thải phân người, phân động vật xuống vùng ngập nước.
Hết đợt ngập úng, cần khẩn trương kiểm tra, đánh giá tình trạng các công trình vệ sinh. Nước rút đến đâu vệ sinh nhà cửa, sân thềm, chuồng trại đến đó.
Những giếng khơi bị ngập, hoặc bị thấm nước bẩn cần được hút cạn. Có thể dùng vôi hoặc hoá chất, Cloramin B để làm sạch giếng ăn. Bể và các dụng cụ chứa nước ăn cần được cọ rửa sạch sẽ, bổ sung nước mới và đậy kín. Nhà tiêu, chuồng gia súc, gia cầm sau khi ngập nước phải được tẩy uế, sửa chữa, bảo đảm vệ sinh, tránh làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm nơi ở.
BS. Vương Thị Thái
Tin hoạt động
- Trung tâm Y tế Yên Thế triển khai thí điểm cài đặt Thẻ Bảo hiểm Y tế trên ứng dụng VneID và sử... 16/12/2024
- Mời báo giá giấy in phục vụ công tác khám chữa bệnh năm 2025 13/12/2024
- Thư mời báo giá Mua sắm vật tư y tế, hóa chất xét nghiệm sử dụng năm 2025 13/12/2024
- Thư mời báo giá dụng cụ y tế 13/12/2024
Thống kê truy cập
Đang truy cập:39532
Số lượt truy cập: 32110847