Trung tâm Y tế Yên Thế phẫu thuật thành công cho sản phụ vết mổ đẻ cũ kèm ngôi thai ngược.

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Sáng ngày 16/02/2024 sản phụ H. 36 tuổi địa chỉ Xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội đến với Trung tâm Y tế huyện Yên Thế với tình trạng thai lần 2 khoảng 39 tuần đau bụng. Được các y, bác sĩ tiếp nhận làm các thủ tục nhập viện và thăm khám. Tim thai 140 lần/phút, cổ tử cung lọt ngón tay, ngôi ngược, ối còn. Siêu âm con ước p=3500+- 200gam. Sản phụ cao 1m 53 nặng 63kg, được làm các xét nghiệm và chẩn đoán: Thai 39 tuần lần 2, chờ đẻ ngôi ngược; vết mổ đẻ cũ.

Trước tình hình trên, các bác sĩ khoa Phụ sản - Chăm sóc sức khỏe sinh sản Trung tâm Y tế đã tiên lượng khó đẻ được đường âm đạo và nhanh chóng mời hội chẩn trung tâm; Qua hội chẩn được các bác sỹ chẩn đoán: Thai 39 tuần chuyển dạ đẻ lần 2, ngôi ngược, thai to. Hướng xử trí: phẫu thuật lấy thai.

Sau khoảng thời gian chuẩn bị và làm các thủ tục, Ca phẫu thuật được diễn ra chiều cùng ngày 16/02/2024, Kíp phẫu thuật gồm Bs CKI. Vi Thị Khuê, Bs. Hứa Minh Lệ cùng ê kíp Gây mê đã tiến hành mổ lấy thai cho thai phụ. Kết quả, một bé gái nặng 3.400g cất tiếng khóc chào đời trong niềm vui hân hoan của gia đình và cả ê kip phẫu thuật. Sau ca phẫu thuật, cả mẹ và bé đều có sức khỏe ổn định được đội ngũ y bác sĩ chăm sóc tận tình, chu đáo, an toàn tại khoa Sản Trung tâm Y tế huyện Yên Thế.

Bé gái chào đời trong niềm vui của gia đình và kíp phẫu thuật

Theo Bác sỹ CKI Vi Thị Khuê - Phó Trưởng khoa Phụ sản - Chăm sóc sức khỏe sinh sản - TTYT Yên Thế cho biết: Vết mổ đẻ cũ là những trường hợp cần được chú trọng bởi tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé như: Nứt sẹo mổ cũ, vỡ tử cung, rau cài răng lược, xuất huyết, sinh non, nhẹ cân; khi có thai vết mổ đẻ cũ cần được quản lý và thăm khám thường xuyên, khí có dấu hiệu bất thường cần được khám tại các cơ sở y tế để được các bác sĩ sản khoa tư vấn và xử trí kịp thời. Để phòng tránh biến chứng từ vết mổ cũ: Tất cả phụ nữ đã từng sinh mổ, khi mang thai lại cần kiểm tra bằng siêu âm để xác định vị trí của thai nhi. Trong trường hợp phát hiện bất thường, siêu âm doppler cùng các cuộc hội chẩn sẽ giúp tìm ra biện pháp hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng. Nếu bào thai nằm ở vị trí bất thường, đặc biệt là gần với vết mổ cũ thì cần tiến hành bỏ thai càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng xảy ra khi kích thước bào thai lớn hơn. Chỉ nên mang thai lần 2 từ sau 24 tháng tính từ lúc sinh mổ lần đầu. Đây là khoảng thời gian cần thiết để vết mổ ở tử cung trong lần mổ đầu hoàn toàn bình phục và sức khỏe người mẹ được đảm bảo an toàn trong lần mang thai kế tiếp; Để an toàn cho mẹ và bé thì thai phụ nên nhập viện theo dõi thai kỳ trước ngày dự sinh 2 tuần hoặc nhập viện ngay khi có dấu hiệu bất thường như đau tức vết mổ, đau bụng, ra nước hoặc ra huyết âm đạo.

 Khoa phụ Sản – CSSKSS – TTYT Yên Thế là một trong những địa chỉ tin tưởng của mọi nhà, với đội ngũ bác sĩ, nữ hộ sinh và nhân viên y tế được đào tạo bài bản, tận tâm với nghề là địa chỉ tin cậy để mẹ bầu lựa chọn chăm sóc sức khỏe để có một thai kỳ khỏe mạnh./.

 

                                                                                       Vân Anh

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập:3418

Số lượt truy cập: 27446071