Bệnh Thông tin về Bệnh Sởi và cách phòng bệnh

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại Việt Nam, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong thời gian qua và việc gián đoạn cung ứng các loại vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) năm 2023 đã tác động đến tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin cho trẻ em trên toàn quốc. Nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm chủng đủ mũi các loại vắc xin trong những năm gần đây là yếu tố nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh bao gồm bệnh Sởi. Theo báo cáo của hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh Sởi và sốt phát ban nghi Sởi tại 13/63 tỉnh, thành phố.

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em; Nếu không được điều trị kịp thời Bệnh có thể có nhiều biến chứng nặng nề như viêm Phổi, viêm Não, viêm Tai giữa, viêm loét giác mạc, tiêu chảyBệnh lây qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp hoặc qua các đồ vật mới bị nhiễm các dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh. Người là nguồn bệnh duy nhất, lây trực tiếp qua đường hô hấp. Đặc biệt ở trẻ em chưa có miễn dịch, trẻ em từ 2 - 6 tuổi mắc bệnh nhiều. 

Hình ảnh Ban Sởi ở trẻ em

Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc và phát ban; Khi phát ban ra ngoài, đầu tiên ban sởi mọc ở chân tóc, sau tai, sau gáy, trán, má đầu, mặt, cổ và toàn thân.

Để chủ động phòng chống bệnh sởi ngành Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Hãy đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mũi 2 vắc xin phối hợp sởi – rubella khi trẻ đủ 18 tháng tuổi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chiến dịch do Trạm Y tế các xã, thị trấn tổ chức.

2. Người lớn trong gia đình có trẻ dưới 5 tuổi chưa mắc bệnh sởi hoặc chưa tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh sởi và phụ nữ trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng cần chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh sởi (có thể tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh sởi – quai bị - rubella) tại các cơ sở tiêm chủng để phòng bệnh cho chính bản thân và cho trẻ trong gia đình mình.

Tiêm vắc xin phòng Sởi tại Trạm Y tế xã Hồng Kỳ.

3. Thường xuyên vệ sinh các nhân, vệ sinh mũi, họng, mắt hàng ngày cho trẻ. Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh và người nghi bị bệnh; Che miệng khi ho, hắt hơi.

4. Ăn uống đầy đủ chất, dinh dưỡng hợp lý: cha mẹ trẻ em cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng cách tăng cường dinh dưỡng đầy đủ, đề phòng trẻ bị suy dinh dưỡng. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng cách uống nhiều nước hoa quả, ăn lỏng, đủ chất dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá.

5. Nơi ở phải được thông thoáng, lưu thông không khí như: mở cửa sổ thường xuyên, có ánh nắng mặt trời chiếu vào, bật quạt để thông thoáng khí; Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 – 2 lần/ngày.

6. Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, cốc, chén, bát, đũa..), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng của người mắc bệnh. Làm sạch vật dụng cá nhân, đồ chơi, đồ vật nghi bị ô nhiễm chất tiết mũi họng của người mắc bệnh bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch.

7. Hạn chế tiếp xúc với các trường hợp mắc/nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân. Phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người mắc bệnh sởi.

8. Khi phát hiện trường hợp có triệu chứng như sốt, phát ban, chảy nước mũi,...gia đình hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

 “Tiêm chủng là biện pháp tốt nhất để phòng chống bệnh sởi !”

“Hãy đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi-rubella tại các trạm y tế xã, thị trấn”.

 

                                                                        BS. Vương Thái

 

 

User Online:3742

Total visited: 27499744